Đối với việc sử dụng máy tính để làm việc và học tập là một việc rất đỗi bình thường với chúng ta phải không nào, thậm chí còn là với tần suất cao. Vậy thì thật không lạ gì nếu bạn gặp phải tình trạng CPU lên tới nhiệt độ quá cao dẫn tới giảm hiệu suất hoạt động của máy. Nếu bạn đã và đang không biết phải làm sao để theo dõi nhiệt độ CPU để giải quyết hợp lý thì bài viết hôm nay chính là dành cho bạn đấy. Sau đây sẽ là một số cách hướng dẫn việc theo dõi nhiệt độ của CPU, hãy cùng đọc bài viết nhé!
Đối với việc đo nhiệt độ CPU, cách phổ biến nhất hiện tại không gì khác ngoài việc sử dụng các phần mềm có sẵn trên Internet.
Hướng dẫn cách kiểm tra nhiệt độ CPU của máy tính
Cách 1: Dùng phần mềm MSI Afterburner
Thực chất MSI Afterburner là phần mềm hỗ trợ chủ yếu cho máy tính chơi game, được ưa chuộn rất nhiều bởi các game thủ bởi nó giúp cho việc chơi game trở nên mượt mà hơn bằng công nghệ ép xung.
Để thực hiện kiểm tra nhiệt độ CPU với phần mềm MSI Afterburner này, thì việc đầu tiên mà các bạn cần làm download nó về từ Internet, hãy yên tâm vì nó miễn phí. Sau khi đã download hoàn tất, tiếp theo hãy truy cập vào phần mềm này thông qua hai cách là gõ vào khung search hoặc click vào icon trên màn hình máy tính. Lúc này màn hình của bạn sẽ xuất hiện một hộp thoại thể hiện các thông số khác nhau của hệ thống phần cứng. Trong số đó có cả chỉ sổ nhiệt độ của CPU.
Tuy nhiên, đối với cách này đôi khi chỉ số nhiệt độ CPU sẽ không hiển thị rõ ràng. Lúc này bạn có thể truy cập vào chức năng Settings của phần mềm này để cài đặt hiển thị rõ hơn chỉ số CPU (thật ra đây là việc bố trí lại vị trí của chỉ số trên cửa sổ). Sau khi đã truy cập vào Settings, tiếp theo hãy tìm và chọn mục “Monitoring” trên màn hình. Cuối cùng chỉ cần nhấn giữ chuột và di chuyển các thanh chỉ số liên quan tới nhiệt độ của CPU (temperature) lên trên là được, để lưu các chỉnh sửa vừa rồi bạn chỉ việc nhấn nút “Ok” là hoàn tất.
Cách 2: Dùng phần mềm HWMonitor
Đây là một phần mềm cung cấp các chức năng theo dõi phần cứng máy tính, phần mềm nãy cũng hỗ trợ nhiều dòng máy tính với các chức năng tiện ích. Trong số các chức năng đó, có chức năng giúp theo dõi nhiệt độ của máy.
Bước 1: Bước đầu tiên bạn cần làm là truy cập vào các trình duyệt của máy tính và download về phần mềm HWMonitor. Sau khi đã download thành công, tiếp theo bạn cần mở phần mềm này lên thông qua file có đuôi “.exe” ở bên dưới để tiến hành cài đặt chương trình. Lúc này hãy thực hiện các thao tác mà chương trình yêu cầu để hoàn tất.
Bước 2: Sau bước 1, hãy truy cập vào phần mềm này bằng cách nhập tên của nó vào ô “Type here to search” và nhấn enter. Bạn cũng có thể truy cập thông qua icon ngoài desktop nhé. Tùy vào máy thì sẽ có các lựa chọn khác nhau trên giao diện.
Bước 3: Tới đây, để kiểm tra nhiệt độ của CPU, bạn hãy chọn vào dấu cộng ở dòng CPU. Tiếp đến lướt tìm và chọn các mục Core đánh số 0 và 1. Hoàn thành bước này bạn có thể biết được nhiệt độ hiện tại của CPU thông qua hiển thị trên màn hình.
Đối với cách này các bạn cũng có thể kiểm tra nhiệt độ của ổ cứng trong máy của mình. Bằng cách thao tác tương tự bước trên.
Cách 3: Dùng phần mềm Open Hardware Monitor
Hơi riêng biệt hơn so với các phần mềm cùng chức năng trên thị trường hiện tại, Open Hardware Monitor là một phần mềm với mã nguồn mở miễn phí, tức là ngoài việc cài đặt và sử dụng miễn phí, bạn còn có thể thay đổi, chỉnh sửa hoặc upgrade nó. Bên cạnh đó, tương tự các phần mềm theo dõi phần cứng khác, phần mềm này cũng có thể theo dõi nhiệt độ CPU bên cạnh rất nhiều loại nhiệt độ khác của phần cứng.
Đối với Open Hardware Monitor, để theo dõi nhiệt độ của CPU, bạn chỉ cần truy cập vào phần mềm này sau khi đã download thành công. Tại đây sẽ xuất hiện đầy đủ các bộ xử lý cho phép bạn theo dõi nhiệt độ của chúng. Bạn cũng hoàn toàn có thể thiết lập hiển thị các chỉ số này lên taskbar của máy. Để có thể thực hiện được bạn chỉ cần click phải chuột vào các dòng chỉ số này và nhấn vào “Show in tray” là hoàn tất.
Cách 4: Dùng phần mềm Core Temp
Khi sử dụng quá lâu, rất dễ dẫn đến tình trạng máy tính của bạn bị nhiệt. Đối với các trường hợp như vậy, việc sử dụng phần mềm Core Temp là một sự lựa chọn hợp lý. Với Core Temp bạn có thể theo dõi được chỉ số nhiệt độ của mỗi core thuộc máy tính của mình. Khi nhiệt độ lên quá cao, phần mềm sẽ phát hiện và cung cấp các chức năng giúp giảm nhiệt ngay lập tức.
Đối với CPU, các bạn cần lưu ý tránh lạm dụng việc hạ nhiệt cho nó bởi lâu dần sẽ làm giảm hiệu năng. Khi sử dụng, cần phải chú ý duy trì nhiệt độ của CPU trong khoảng nhiệt an toàn dao động từ 50 tới 70.
Bài viết tạm dừng ở đây, hy vọng bài viết đã giúp bạn biết cách kiểm tra nhiệt độ CPU của máy. Cảm ơn bạn đã quan tâm, cùng đón chờ bài viết tiếp theo nhé!